news detail

Trẻ ăn vạ: tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục đúng ?

03/11/2021 · 2 năm trước

Trẻ ăn vạ không phải là tình huống dễ dàng đối với bố mẹ. Nhưng chỉ cần bố mẹ biết cương nhu đúng lúc và kiên trì thì hoàn toàn có thể điều chỉnh được hành vi của trẻ.

 

1. Trẻ ăn vạ là gì ? 

Trẻ ăn vạ là trẻ tỏ thái độ và hình vi phả vệ với những điều không đạt được theo mục đích bằng các thái độ như bướng bỉnh, chống đối, thậm chí là khóc lóc, gào thét và tự làm đau bản thân.

 

Tất cả những hành vi tiêu cực trên gọi chung là “ăn vạ” nhằm mục đích gây áp lực cho bố mẹ để đạt được điều mình muốn. Để điều chỉnh và xử lý khi trẻ ăn vạ, bố mẹ cần có những biện pháp phù hợp để có thể giúp trẻ bình tĩnh trở lại, cũng như nhận thức và sửa đổi được thái độ và hành vi của mình, bài học cuộc sống của mình. Đây chỉ là một phần của sự phát triển ý thức và nhận thức cũng như các hành vi, ba mẹ cần bình tĩnh để tìm giải pháp hiệu quả giúp bé ngoan và phát triển lành mạnh. 

 

2. Biểu hiện chung của trẻ ăn vạ 

Biểu hiện chung của trẻ ăn vạ, là khi lên 3, ý thức tự lập dần hình thành trong giai đoạn ưa khám phá nhất khiến cho trẻ có mong muốn mãnh liệt đó là tự mình làm mọi thứ giống như người lớn. Trẻ hiểu bản thân hơn một chút, đồng nghĩa với việc hay đòi hỏi hơn. Thế nhưng lúc này, khả năng ngôn ngữvốn từ của trẻ vẫn còn hạn chế, kỹ năng vận động của chưa đủ độ “chín” để trẻ có thể thực hiện mong muốn của mình một cách hoàn hảo. Mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng khiến cho trẻ dễ bị ức chế, từ đó mở ra la giai đoạn “địa ngục” đối với bố - khủng hoảng tâm lý. Trẻ vốn đã dễ cáu kỉnh do không thể diễn đạt trọn vẹn mong muốn của mình tới bố mẹ, nên khi nhu cầu của trẻ bị từ chối, trẻ khóc ăn vạ và gào thét như một hình thức giải tỏa.

 

3. Tìm nguyên nhân vì sao trẻ ăn vạ ?

Các chuyên gia cho rằng, khi trẻ 2 tuổi hay khóc ăn vạ là do một trong 3 nguyên nhân sau:

3 nguyên nhân trẻ ăn vạ

3.1 Nguyên nhân về cái tôi đang hình thành: 

Ở lứa tuổi từ 1 đến 3, ý thức về cái tôi trong trẻ đang dần hình thành. Trong giai đoạn này, tốc độ phản ứng với ngôn ngữ giao tiếp của trẻ so với suy nghĩ và mong muốn cá nhân chưa song hành với nhau. Khả năng ngôn ngữ, vốn từ của trẻ dù đang dần phát triển nhưng vẫn còn rất hạn chế nên chưa thể diễn đạt trôi chảy và trọn vẹn mong muốn của mình tới người khác.

 

3,2. Một số nguyên nhân thuộc bẩm sinh: 

Nhiều trẻ sinh ra vốn đã có đặc điểm tính khí “dễ cáu kỉnh” và cần phương pháp nuôi dạy đặc biệt hơn những đứa trẻ có tính khí dễ hợp tác. Và những trẻ khó tính thường có cách thể hiện cảm xúc ra ngoài mạnh mẽ và dữ dội hơn.

 

3.3 Bắt chước các hành vi chưa hoàn chỉnh: 

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi đang ở trong giai đoạn ưa khám phá và học hỏi thêm về mọi điều xung quanh. Cách học của trẻ lúc này chủ yếu là quan sát và bắt chước hành động của người lớn. Nếu trong môi trường bố mẹ hay nổi nóng, cãi cọ và to tiếng,...sẽ vô tình định hướng cho trẻ cách cư xử tiêu cực, thiếu bình tĩnh và dẫn đến ăn vạ. 

 

4. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ ăn vạ ?

Mỗi khi trẻ ăn vạ, nhiều ba mẹ bị dằng xéo giữa tình yêu thương và nguyên tắc giáo dục sớm, dẫn đến cảm giác thách thức và ức chế và không biết làm thế gì khi trẻ ăn vạ. Thế nhưng, bố mẹ phải luôn nhớ một điều, đó chính là phải nắm vững lập trường và kiên định trước mọi cơn thịnh nộ, khóc lóc, la hét của con. Chỉ cần một lần bố mẹ nhượng bộ, trẻ sẽ hiểu rằng những hành vi tiêu cực của mình rất có hiệu quả, và trẻ sẽ tiếp tục lạm dụng “chiêu” này để đạt được những điều mình muốn trong tương lại.

8 bước khi ứng phó với trẻ ăn vạ

Bước 1 – bình tĩnh: Bố mẹ nên hít thở thật sâu trong vài giây rồi mới ra phản ứng. Bởi các bậc phụ huynh rất dễ bị kích động, tức giận do cảm xúc lây lan.

Bước 2 – hiểu trẻ muốn gì: Với trẻ sơ sinh và mới biết đi, hãy kiểm tra xem có đói không, đau răng, buôn ngủ hay tã bị bẩn không,…. Với trẻ lơn hơn, hãy cố xem trẻ muốn gì, nhiều khi chỉ đơn giản là cần được lắng nghe và chú ý quan tâm thôi.

Bước 3 – Giải thích rõ ràng: Đừng chỉ nói “không” mà không giải thích thỏa đáng như một quyền lực tối thượng, mà hãy giải thich rõ ràng và phù hợp với sự hiểu biết của trẻ. 

Bước 4 – Cho trẻ sự lựa chọn: hãy cho trẻ lựa chọn cái này hay cái kia, ví dụ muốn trò chơi này thì không ăn cơm. 

Bước 5 – Giữ vững lập trường: hãy tỏ ra thông cảm và lắng nghe trẻ nhưng hãy giữ quan điểm lập trường cứng rắn, bình tĩnh và giải thích rõ ràng, nhất quán. Đừng để một chút yếu lòng xổ đẩy lập trường. 

Bước 6 – Chờ đợi: Kiên nhẫn chờ đợi để trẻ hiểu có tiếp tục cũng không được gì, và bé sẽ nhanh chóng quên đi. 

Bước 7 – Lôi kéo sang chú ý khác: thay vì để bé lăn lóc đòi kẹo trong cửa hàng, hãy lôi kéo bé chơi với nhân vật kể chuyện KIDPOD chẳng hạn. 

Bước 8 – Tránh chấn thương: trong mọi hoàn cảnh, hãy giữ bình tĩnh và tự nhủ đây chỉ là sự phản ứng bình thường khi ngôn ngữ chưa đủ phát triển để trình bày ý thức mong muốn mà thôi. 

 

5. Tìm hiểu về 7 phương pháp giáo dục khi trẻ ăn vạ

7 nguyên tắc khi giáo dục trẻ ăn vạ

5.1. Yêu cầu trẻ ngừng hành vi tiêu cực

Mỗi khi ba mẹ thấy trẻ có những biểu hiện tiêu cực như la lối, khóc thét, ném đồ hoặc tự làm đau mình, bố mẹ hãy bình tĩnh yêu cầu trẻ chấm dứt những hành vi đó. Sau đó, bố mẹ hãy từ từ tiến về phía con và ôm con thật chặt. Hãy trấn an trẻ và nhẹ nhàng nhắc nhở con một lần nữa rằng con nên chấm dứt hành vi này.

 

5.2. Thể hiện tình yêu thương với trẻ

Có nhiều trẻ ăn vạ khi bị bố mẹ từ chối đáp ứng nhu cầu, nhưng có một số trẻ lại ăn vạ chỉ vì muốn có được sự chú ý và sự thấu hiểu của bố mẹ. Đối với kiểu ăn vạ này, tốt nhất là bố mẹ nên dành cho trẻ sự tiếp xúc trực tiếp (da kề da) nhiều hơn như ôm con, nhẹ nhàng chạm vào con, và thể hiện tình yêu thương với con bằng cách nói yêu con. Nhờ vậy, trẻ sẽ cảm thấy yên tâm, tự tin hơn và giảm dần những hành vi tiêu cực.

 

5.3. Giữ bình tĩnh tuyệt đối và không dùng phản ứng tiêu cực cho một hành vi tiêu cực

Có một số ba mẹ không giữ được bình tĩnh không cần thiết khi trẻ ăn vạ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ chưa có đủ kỹ năng giao tiếp và khả năng kiểm soát cảm xúc, thế nên trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Đó chính là lý do tại sao bố mẹ cần phải giữ bình tĩnh và không to tiếng với con, đặc biệt là khi con ăn vạ. Bởi vì thái độ tiêu cực của bố mẹ sẽ chỉ làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn mà thôi. Và khi trẻ bị la mắng, thậm chí là đánh đòn, trẻ sẽ hiểu sai lệch rằng la hét chính là cách giao tiếp được chấp nhận trong những trường hợp này, và tệ hơn, đó là cứ là người lớn hơn thì có quyền nạt nộ người nhỏ hơn. Điều này giống như một liều thuốc độc đối với tâm lý trẻ. Khi trẻ bước vào xã hội với môi trường đa dạng lứa tuổi, trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi lối cư xử không đúng mực đó của bố mẹ, rồi vô tình trở thành kẻ bắt nạt người khác.

 

5.4. Kiềm chế cảm xúc và không nặng lời với trẻ

Vào thời điểm trẻ ăn vạ, bố mẹ không nên đánh trẻ, càng không nên mắng mỏ nặng lời hay so sánh trẻ với người khác. Bởi bản thân bố mẹ chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua áp lực ganh đua với “con nhà người ta”, việc so sánh sẽ chẳng giúp trẻ hành động tiết chế hơn, mà còn làm con cảm thấy tự ti, mặc cảm. Tương tự với những lời mắng mỏ, đe dọa (“Nếu con không thôi khóc nhè thì ông ba bị sẽ bắt con đi đấy!”), trẻ sẽ dần hình thành nỗi sợ hãi vô hình mà bố mẹ không thể lường trước được hậu quả ảnh hưởng lên tâm lý của trẻ.

 

5.5. Cương quyết không nhượng bộ trước những đòi hỏi vô lý của trẻ

Bố mẹ không nên nhượng bộ khi con ăn vạ để đòi hỏi những điều không chính đáng (như mua đồ chơi, đòi đồ của người khác,...). Chỉ cần bố mẹ nhượng bộ một lần thì trẻ sẽ nhận ra rằng hành vi của mình rất hiệu quả và sẽ tiếp tục “phát huy” trong những lần vòi vĩnh sau này. Tuyệt đôi không “trao thưởng” hoặc “hối lộ” trước những nhượng bộ. 

 

5.6. Sử dụng kỷ luật lành mạnh

Thay vì sử dụng những hình phạt nghiêm trọng khiến trẻ sợ hãi, bố mẹ nên áp dụng những cách kỷ luật lành mạnh và tích cực hơn như phương pháp hệ quả để nâng cao nhận thức của trẻ. Nếu trẻ cư xử tốt thì trẻ có thể nhận được lời khen ngợi, nhưng nếu hành xử không đúng mực thì sẽ bị phạt, hoặc mất đi một số đặc quyền cụ thể. Ví dụ: nếu trẻ không chịu ăn thì trẻ sẽ không được chơi với nhân vật kể chuyện KIDPOD; nếu trẻ làm đổ nước ra bàn thì sẽ phải tự lau thấm nước sau đó,...

 

5.7. Thống nhất về cách dạy con và đặt ra các quy tắc chung

Yếu tố quan trọng nhất trong việc dạy con đó là tính thống nhất và đồng thuận giữa bố mẹ. Nếu chỉ có một trong hai người cứng rắn và người còn lại luôn cố gắng dỗ dành và chiều theo ý trẻ thì sẽ gây ra những hậu quả xấu:

  • -  Trẻ bị hoang mang, phân vân và lẫn lộn về quy tắc sống.
  • -  Cảm xúc dễ xáo trộn, không ổn định.
  • -  Trẻ sẽ biết chọn ai về phe với mình mỗi khi ăn vạ để có lợi thế và đạt được điều mình muốn.

 

Chính vì vậy, bố mẹ cần phải nhất quán trong việc xử lý cũng như đưa ra hình thức phạt hợp lý với trẻ mỗi khi trẻ khóc ăn vạ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần kiên nhẫn dạy con kiểm soát cảm xúc cá nhân, và giúp trẻ nhận ra rằng việc ăn vạ sẽ chẳng có ích lợi gì cho trẻ cả.

 

6. Làm sao để tránh trẻ ăn vạ về sau ?   

6.1 Tạo cơ hội cho trẻ được tự lựa chọn và đưa ra quyết định

Bố mẹ có thể đưa ra nhiều lựa chọn cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo nằm trong khuôn khổ bố mẹ chấp nhận được. Điều này giúp trẻ cảm nhận được quyền tự chủ, mà bố mẹ vẫn có thể kiểm soát được tình hình. Ví dụ nếu con nhất quyết đòi ăn kem ngay sau khi ăn cơm. Bố mẹ có thể nói rằng: “Con có thể lựa chọn giữa việc ăn kem sau khi cùng mẹ dọn bát đũa, hoặc là mẹ con mình tắm xong rồi ăn cho thoải mái nhé?”.

 

6.2 Cho phép trẻ được tự làm điều trẻ muốn

Đôi khi trẻ muốn được tự mình mặc quần áo, được tự do ngâm mình tắm trong bồn nước để chơi với bạn vịt,... Bố mẹ chỉ cần đảm bảo sức khỏe của con vẫn đang trong tầm kiểm soát và tạo điều kiện an toàn nhất cho con để con được thỏa chí thể hiện bản thân thì chắc chắn khả năng trẻ ăn vạ sẽ giảm xuống.

 

6.3 Đảm bảo duy trì, thống nhất rõ ràng các quy tắc giữa các thành viên trong gia đình và trẻ

Bố mẹ cần thống nhất rõ ràng những điều trẻ được phép hoặc không được phép làm với trẻ và cả các thành viên khác trong gia đình. Điều này khiến trẻ nhận thứ được giới hạn hành vi của mình, nhờ đó mà bố mẹ có thể tránh được những tình huống trẻ trở nên khó bảo, hay vòi vĩnh vô lý.

 

6.4 Để ngăn chặn và xử lý cơn ăn vạ của trẻ, bố mẹ nên:

  • -  Thiết kế riêng một “góc bình tĩnh" dành riêng cho trẻ, để mỗi khi khi trẻ nổi giận, cáu gắt và ăn vạ thì yêu cầu trẻ phải đến đó ngồi cho tới khi tĩnh tâm trở lại.
  • -  Nhắc nhở và trấn an để trẻ bình tĩnh.
  • -  Thường xuyên cho trẻ nghe audio với các bản nhạc êm dịu, tránh lạm dụng các ứng dụng trên điện thoại hoặc iPad bằng áp dụng 14 cách cai nghiện điện thoại cho bé.

 

KẾT LUẬN

Như vậy ba mẹ đã có đủ kiến thức về trẻ ăn vạ và các phương pháp để áp dụng hiệu quả, giúp bé trưởng thành đầy tình yêu thương và hạnh phúc.

 

Nolan biên soạn

Email: nolan@kidpod.vn

Tin tức liên quan

[Review] Top 3 máy nghe nhạc trắng cho bé tốt nhất hiện nay

10/02/2023 · 8 tháng trước

[Lời khuyên chuyên gia] 8 cách nuôi dạy con thông minh từ sớm cho trẻ

10/02/2023 · 8 tháng trước

Phương pháp nuôi dạy con thông minh từ sớm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha mẹ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những phương pháp hiệu quả nhất trên hành trình giáo dục sớm cho trẻ. 

[Từ A-Z] Não phải phát triển gì? - 5 phương pháp phát triển não phải cho trẻ

10/02/2023 · 8 tháng trước

Phát triển não phải cho trẻ từ sớm giúp kích thích tư duy não bộ, nâng cao khả năng sáng tạo và khám phá tài năng nghệ thuật thiên bẩm trong trẻ. Vậy có những phương pháp nào giúp trẻ phát triển não phải một cách tốt nhất? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Gợi ý 5 hoạt động thú vị cho bé mùa Giáng Sinh

25/12/2022 · 9 tháng trước

Noel là ngày lễ văn hóa không chỉ khiến các bé mong chờ mà cả người lớn cũng nôn nao chờ đợi. Là dịp lễ cuối cùng trong năm, khi thời tiết dần se lạnh cũng chính là thời điểm thích hợp nhất để gia đình gần nhau. Dưới đây KIDPOD sẽ gợi ý số hoạt động thú vị mà ba mẹ nhất định phải cùng bé trải nghiệm vào mùa giáng sinh này nhé.  


 

Lựa chọn đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé theo độ tuổi

21/11/2022 · 10 tháng trước

Phát triển trí tuệ cho bé là vấn đề được tất cả phụ huynh quan tâm. Ngay từ khi còn nhỏ, đồ chơi phát triển trí tuệ là biện pháp tốt nhất để hỗ trợ khả năng tư duy và phát triển trí não cho bé. Trong bài viết này, KIDPOD sẽ giúp phụ huynh lựa chọn đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé phù hợp nhất.


 

[Review] 5 món đồ chơi kể chuyện cho bé mới nhất 2022

11/11/2022 · một năm trước

Ngày xưa, các bé nghe chuyện trực tiếp qua lời kể của bà, của mẹ. Còn ngày nay, với các loại đồ chơi kể chuyện, bé được nghe nhiều câu chuyện hay hơn, có hiệu ứng âm thanh đi kèm thêm sinh động, hấp dẫn. Trong bài viết này, KIDPOD giới thiệu một số đồ chơi kể chuyện để cha mẹ tham khảo.


 

Ưu đãi – Tin Tức mới nhất

KIDPOD RA MẮT CHƯƠNG TRÌNH “THỬ TRƯỚC KHI MUA” - SÁCH NÓI ĐỘC QUYỀN “CHÚ MÈO ĐI HIA”

11/05/2023 · 5 tháng trước

Ba mẹ muốn trải nghiệm tính năng hộp kể chuyện thông minh KIDPOD? Tham gia ngay với chương trình “Thử trước khi mua” để nhận ngay miễn phí Sách “biết nói” độc quyền tương thích với hộp kể chuyện.

Đọc sách cho bé ở tuổi nào phù hợp? Gợi ý 10 đầu sách hay nhất

10/02/2023 · 8 tháng trước

Đọc sách cho bé hàng ngày là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả giúp bé phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn đang băn khoăn về việc nên đọc sách cho bé ở độ tuổi nào và đâu mới là những đầu sách chất lượng nhất. Hãy cùng KIDPOD đi tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Giúp trẻ thích đọc sách dễ dàng với 5 tuyệt chiêu sau đây

10/02/2023 · 8 tháng trước

Đọc sách mang lại nhiều lợi ích và kiến thức cho trẻ. Tuy nhiên việc đọc sách sẽ dần trở nên ít thú vị hơn khi trẻ không tìm được nguồn cảm hứng mới mẻ của việc đọc sách. Hôm nay KIDPOD sẽ gợi ý cho bạn 5 tuyệt chiêu giúp trẻ có niềm yêu thích đọc sách cực kỳ đơn giản.